Chi phí mở nhà hàng hải sản gồm những hạng mục nào?
1881
Chi phí mở nhà hàng hải sản gồm những hạng mục nào? là câu hỏi mà bất kể chủ kinh doanh nào khi khởi nghiệp đều phải giải quyết. Xác định cụ thể, chi tiết các khoản chi phí cùng số vốn hiện có sẽ giúp bạn dễ dàng cân đối thu chi. Từ đó, xác định được phương hướng kinh doanh hiệu quả và ấn tượng. Vậy thì còn chần chờ gì mà không tìm hiểu ngay thông qua bài viết dưới đây.
Chi phí mở nhà hàng hải sản
Ngày nay, ngành kinh doanh nhà hàng, quán ăn tại Việt Nam đang rất phát triển, mọi người thường có xu hướng gặp gỡ bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, đối tác,… tại các cửa hàng ăn uống vào cuối tuần hoặc các dịp đặc biệt. Bên cạnh đó, vấn nạn thực phẩm “bẩn” khiến nhiều người e ngại, do đó, hải sản tươi sống trở thành lựa chọn của nhiều người. Tuy nhiên, để mở một nhà hàng hải sản thành công là việc không dễ dàng, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ mặt bằng, nguyên liệu, cho đến cách thức phục vụ,…
Vậy chi phí mở nhà hàng hải sản gồm những hạng mục nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để ước lượng được số vốn ban đầu mà mình cần chuẩn bị và xác định chính xác những khoản cần chi trong quá trình kinh doanh nhà hàng.
Những bước không nên bỏ qua khi mở nhà hàng hải sản?
Nghiên cứu thị trường mở nhà hàng hải sản
Trước khi bắt tay vào việc dự trù chi phí mở nhà hàng hải sản, việc đầu tiên bạn cần làm là nghiên cứu thị trường. Đây là một bước không nên bỏ qua khi bắt tay vào kinh doanh nhà hàng hải sản. Tuy nhiên, có rất nhiều người bỏ quên việc này bởi nó khá là vô hình. Việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn có cái nhìn rộng hơn về phương thức kinh doanh và xác định được những công việc mình phải làm sau này.
Trong quá trình nghiên cứu thị trường, bạn cần xem xét đối thủ cạnh tranh đang kinh doanh như thế nào? Phương thức hoạt động, thu hút khách hàng của họ là gì?
Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Việc xác định chân dung khách hàng không hề đơn giản, bởi quy mô thị trường khá lớn và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác. Do đó, bạn nên phân chia thị trường theo nhiều cách thức khác nhau như: độ tuổi, giới tính, địa lí, phong tục tập quán, sở thích,… Tùy từng cách phân chia mà bạn có thể tìm hiểu được đặc điểm của từng khách hàng để có cách thức kinh doanh phù hợp.
Sau khi xác định rõ khách hàng mục tiêu của nhà hàng, bạn tiếp tục thực hiện các bước sau:
Lên ý tưởng menu nhà hàng hợp lý.
Có phong cách phục vụ phù hợp với từng nhóm khách hàng.
Có phong cách trang trí, thiết kế nhà hàng cho hợp lý.
Có cách ứng xử hợp lý trong những tình huống bất ngờ xảy ra với khách hàng.
Chi phí mở nhà hàng hải sản gồm những hạng mục nào?
Việc xác định được chi phí mở nhà hàng hải sản gồm những hạng mục nào, không chỉ giúp bạn ước lượng được số vốn ban đầu cần chuẩn bị mà còn biết cách phân bổ chi phí sao cho hợp lý.
Chi phí thuê mặt bằng
Một trong những hạng mục tiêu tốn chi phí mở nhà hàng hải sản nhiều nhất đó là mặt bằng. Khi kinh doanh nhà hàng hải sản thì việc lựa chọn mặt bằng phù hợp là vô cùng quan trọng, bởi nó góp phần quyết định sự thành công của quán. Bạn nên lựa chọn những mặt bằng thoáng mát, ít bụi bặm để khách hàng có thể ngồi lâu, có chỗ để xe, giao thông thuận tiện. Bên cạnh đó, trước khi chọn mặt bằng, bạn nên thăm dò các nhà hàng hải sản xung quanh và đánh giá lượng khách của họ ra sao. Nếu bạn mới kinh doanh, nên tránh xa những địa điểm có các “đối thủ nặng ký” vì có thể, bạn sẽ không cạnh tranh lại.
Chi phí mặt bằng cao hay thấy còn phụ thuộc vào diện tích và vị trí bạn dự định mở nhà hàng hải sản. Ở các vùng lân cận hay ngoại ô thì chi phí mặt bằng chỉ khoảng vài chục triệu đồng mỗi tháng, nhưng ở khu vực trung tâm thành phố thì giá thuê có thể lên tới vài trăm triệu đồng. Vì vậy, nếu bạn có sẵn mặt bằng để kinh doanh thì sẽ có lợi thế rất lớn.
Chi phí mua thực phẩm
Món ăn ngon và chất lượng là một trong những điều kiện cần thiết để thu hút khách hàng. Để biết được chi phí mở nhà hàng hải sản bao nhiêu thì còn phụ thuộc vào chi phí nguyên liệu, bạn cần tìm được nguồn cung cấp hải sản phù hợp với nhu cầu cũng như số tiền mà bạn có. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo được số lượng và chất lượng sản phẩm. Lưu ý, với các nguyên liệu tươi sống như hải sản, bạn nên ước lượng và mua với số lượng vừa phải, có thể sử dụng hết trong ngày.
Ngoài món ăn, nhà hàng hàng cũng nên kinh doanh thêm đồ uống để phục vụ giải khát cho khách hàng. Dù mua thực phẩm hay đồ uống thì bạn đều nên tìm tới các đại lý bỏ mối để có mức giá tốt nhất.
Mua sắm vật dụng, trang thiết bị
Tiết kiệm được chi phí mở nhà hàng hải sản hay không phụ thuộc vào kế hoạch của bạn trong khâu này. Bạn có thể mua lại những vật dụng, thiết bị còn sử dụng tốt từ các nhà hàng đã đóng cửa, sau khi đã có lợi nhuận tốt, bạn có thể thay đổi sang các thiết bị mới. Việc mua lại các vật dụng bếp và bàn ghế cũ từ các quán khác sẽ giúp bạn tiết kiệm khoảng 20 – 40% chi phí đầu tư. Riêng với chén bát, muỗng đũa, ly tách bạn nên tìm mua tận xưởng sản xuất.
Thuê nhân sự
Để nhà hàng hải sản hoạt động hiệu quả thì không thể thiếu được nhân viên. Bạn cần thuê nhân viên cho các vị trí như phục vụ, đầu bếp nấu ăn, thu ngân, bảo vệ,… Mỗi vị trí sẽ có nhiệm vụ và mức lương khác nhau tùy thuộc vào chính sách từng nhà hàng. Đây cũng là một trong những khoản chi phí bắt buộc phải có trong chi phí mở nhà hàng hải sản.
Chi phí duy trì hoạt động của quán
Ngoài những chi phí đã được nói ở trên, khi mở nhà hàng hải sản bạn cũng cần dự trù một khoản chi phí để duy trì hoạt động của quán như: lương nhân viên, chi phí mua thực phẩm, tiền điện, chi phí sửa chữa,…
Để mở nhà hàng hải sản thành công, bạn cần dự trù Chi phí mở nhà hàng hải sản để ước lượng được số vốn ban đầu cần sử dụng là bao nhiêu và xác định được những khoản cần chi trong quá trình kinh doanh nhà hàng. Hy vọng rằng những thông tin ở trên sẽ giúp cho bạn kinh doanh nhà hàng hải sản thành công.